Kết quả tìm kiếm cho "cộng đồng dân tộc Việt Nam"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 14605
Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915-1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Các nhà sản xuất Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng nhu cầu yếu kém trong tháng 6. Tuy nhiên, sản lượng ngành sản xuất tiếp tục tăng nhẹ, trong khi niềm tin kinh doanh đã tăng.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Hôm nay 1/7, là thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc - khi chúng ta chính thức đồng loạt vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, vào lúc 6 giờ ngày 1/7/2025, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trên cả nước đã đồng loạt cử hành ba hồi chuông, trống Bát nhã cầu quốc thái dân an, tụng kinh và nghi lễ tâm linh cầu an, khơi dậy sức mạnh đoàn kết dân tộc, hồn thiêng sông núi đất nước Việt Nam.
Từ lâu, hoa sen đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao trong văn hóa của người Việt Nam; còn "Truyện Kiều" là tác phẩm tiêu biểu và có vị trí vô cùng đặc biệt trong nền văn học dân tộc. Sự kết hợp của hoa sen và "Truyện Kiều" trong Trưng bày chuyên đề “Không gian văn hóa sen và Kiều” vừa diễn ra tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) là dịp để công chúng cùng nhìn lại, cảm nhận và thêm trân quý giá trị của hoa sen, "Truyện Kiều" và di sản văn hóa Việt Nam.
Tỉnh An Giang có hệ thống biển đảo, đồi núi, rừng nguyên sinh, di sản, di tích… tuyệt đẹp, là tiềm năng, lợi thế rất lớn để tỉnh khai thác du lịch (DL), thúc đẩy kinh tế phát triển.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.
Sáng 30/6/2025, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu được thực hiện đồng bộ trên toàn quốc.
Ngày 30/6, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Định tổ chức triển lãm chuyên đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Giáo dục - Khoa cử Việt Nam”.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức và nội tại nền kinh tế Việt Nam cũng cần những cú hích mạnh mẽ, cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội đã và đang dành sự chú ý đặc biệt tới Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.